VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý nước thải là giai đoạn bắt buộc trước khi đi vào vận hành chính thức. Vậy vận hành thử nghiệm là gì? Đối tượng nào cần phải vận hành thử nghiệm. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây cũng Hưng Phương nhé.

vận hành thử nghiệm

Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải là gì?

Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải là việc vận hành nhằm kiểm tra, đánh giá hiệu quả và sự phù hợp của các công trình xử lý chất thải so với yêu cầu về BVMT của Dự án, công trình.

vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải

Đối tượng nào cần vận hành thử nghiệm

Công trình xử lý chất thải cần vận hành là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, CTR, CTNH.

Việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải phải tiến hành đồng thời với việc vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án hoặc từng phân kỳ đầu tư của dự án hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập. Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, Chủ đầu tư phải tuân theo yêu cầu về BVMT trong GPMT và quy định của pháp luật về BVMT.

Các công trình sau đây được miễn vận hành thử nghiệm.

  • Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;
  • Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);
  • Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO; hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;
  • Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định);
  • Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;
  • Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;
  • Công trình xử lý chất thải của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;
  • Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.

Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải

Trước khi vận hành thử nghiệm chủ đầu tư phải gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm đến cơ quan cấp phép môi trường, trường hợp cơ quan cấp phép môi trường là Bộ TNMT thì gửi kèm cho cơ quan chuyên môn vè BVMT cấp tỉnh trước 10 ngày kể từ ngày vận hành thử nghiệm. Thời gian vận hành thử nghiệm tình từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm, cụ thể như sau:

  • Đối với dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ ô nhiễm môi trường với công suất lớn: thời gian vận hành thử nghiệm 03-06 tháng.
  • Đối với dự án đầu tư khác thời gian vận hành thử nghiệm do chủ đầu tư tự quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng.
  • Trong trường hợp phải gia hạn vận hành thử nghiệm, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Các dự án có quy mô lớn, chia nhiều giai đoạn thời gian VHTN có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.

Chủ đầu tư lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải gửi về cơ quan cấp phép môi trường, trong trường hợp cơ quan giấy giấy phép môi trường là Bộ TNMT thì gửi thêm về cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thức VHTN. Đối với có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, gửi báo cáo trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày.

Lấy mẫu trong vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.

Đối với dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường với công suất lớn, kế hoạch lấy mẫu vận hành thử nghiệm như sau:

  1. Nước thải:
  • Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả công trình xử lý chất thải: ít nhất 5 mẫu tổ hợp đầu vào và 5 mẫu tổ hợp đầu ra (tần suất 15 ngày/lần, tối thiểu 75 ngày). Thông số lấy mẫu theo giấy phép môi trường.
  • Trong giai đoạn vận hành ổn định: 01 mẫu đơn nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra (tần suất 01 ngày/lần, trong ít nhất 7 ngày liên tục). Thông số lấy mẫu theo giấy phép môi trường.

2. Khí thải

  • Trong giai đoạn điều chỉnh hiệu quả công trình xử lý chất thải: ít nhất 5 mẫu tổ hợp đầu vào (nếu có) và 5 mẫu tổ hợp đầu ra (tần suất 15 ngày/lần, tối thiểu 75 ngày). Thông số lấy mẫu theo giấy phép môi trường.
  • Trong giai đoạn vận hành ổn định: ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra (tần suất 01 ngày/lần, trong ít nhất 7 ngày liên tục). Thông số lấy mẫu theo giấy phép môi trường.

Đối với các dự án khác, việc quan trắc chất thải do chủ đầu tư tự quyết định nhưng đảm bảo ít nhất 03 mẫu tổ hợp trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định.

vận hành thử nghiệm

Vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải bị xử lý như thế nào.

Việc vi phạm các quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải bị xử phạt theo quy định tại điều 12, Nghị định 45/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Xử phạt từ 10 triệu đến  30 triệu đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch VHTN, không có nhật ký vận hành, không ghi chép đầy đủ thông tin trong quá trình VHTN theo quy định, không phối hợp với cơ quan chuyên môn về BVMT để kiểm tra, giám sát trong quá trình VHTN.
  • Xử phạt từ 15 triệu đến 40 triệu đồng đối với hành vi không dừng hoạt động, không giảm công suất hoặc không rà sát công trình xử lý chất thải trong quá trình VHTN để xác định nguyên nhân hoặc không cải tạo, nâng công suất, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu về BVMT trong trường hợp công trình không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình VHTN.
  • Xử phạt từ 25 triệu đến 80 triệu đồng đối với hành vi không lập, không gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan thẩm quyền cấp GPMT.
  • Xử phạt từ 30 triệu đến 100 triệu đồng đối với hành vi không vận hành thử nghiệm, không vận hành thử nghiệm lại, vận hành thử nghiệm quá thời hạn không thông báo đến cơ quan thẩm quyền, không thực hiện, thực hiện không đủ chương trình quan trắc và phối hợp với đơn vị không đủ điều kiện quan trắc, không theo dõi, giám sát kết quả quan trắc bụi, khí thải, nước thải tự động, liên tục hoặc không kết nối, truyền dữ liệu về cơ quan chuyên môn BVMT cấp tỉnh trong trường hợp quan trắc tự động, liên tục.
  • Xử phạt từ 50 triệu đến 120 triệu đồng với hành vi không dừng ngay hoạt động VHTN hoặc không báo cáo kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp gây sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.
  • Hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn, khắc phục hậu quả.

Trên đây là một số nội dung liên quan đến công tác vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải. Chi tiết được quy định tại Luật BVMT 2020, Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. Tham khảo các quy định liên quan để không gặp phải trường hợp bị xử phạt do việc sai sót trong quá trình vận hành thử nghiệm.

Công ty Hưng Phương chuyên  cung cấp gói dịch vụ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải bao gồm: tư vấn thủ tục pháp lý, vận hành thử nghiệm hệ thống nước thải, khí thải, lấy mẫu, cung cấp hoá chất, vi sinh vận hành thử nghiệm. Liên hệ hotline 0904 000 245 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *