BỂ TUYỂN NỔI TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Công nghệ tuyển nổi ngày càng trở nên phổ biên trong xử lý nước thải công nghiệp. Vậy Bể tuyển nổi là gì? Thiết bị này có nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hưng Phương nhé.

Bể tuyển nổi là gì?

Bể tuyển nổi (DAF) là một quy trình xử lý nước thải bằng cách loại bỏ các chất rắn hòa tan như dầu hoặc hạt rắn. Việc loại bỏ được thực hiện bằng cách hòa tan không khí trong nước dưới áp suất. Sau đó giải phóng không khí ở áp suất khí quyển trong bể. Không khí thoát ra tạo thành các bong bóng nhỏ bám vào chất lơ lửng làm cho chất lơ lửng nổi lên trên mặt nước và được loại bỏ bằng thiết bị hớt váng. 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi

Bể tuyển nổi thường được thiết kế ở dạng hình trụ hoặc hình hộp chữ nhật. Bể tuyển nổi được cấu tạo gồm các bộ phận:

  • 01 bể chính thường làm bằng thép không gỉ có khả năng chống oxy hóa cao.
  • 02 dàn cào bùn được thiết kế bên trên và dưới đáy bể.
  • Thiết bị đi kèm: bình trộn nước, bơm, máy nén khí, bồn tạp áp, hệ thống điều khiển, thiết bị kiểm soát TDS,…

Quy trình vận hành bể tuyển nổi

bể tuyển nổi

Quá trình tuyển nổi diễn ra như sau: Nước thải được bơm vào bồn khí tan bằng bơm áp cao. Không khí được hòa tan dưới áp lực trong một chất lỏng sạch và bơm trực tiếp vào bể tuyển nổi. Sau khi vào bể, áp suất không khí được tạo ra và kết hợp với chất lỏng, mà sẽ trở thành siêu bão hòa với các bong bóng khí có kích thước micro. Các bong bóng không khí li ti sản xuất một lực hấp dẫn cụ thể bám dính vào các phần tử rắn lơ lững trong nước và nâng các hạt lơ lửng nổi lên bề mặt chất lỏng, tạo thành một lớp bùn nổi được loại bỏ bởi dàn cào ván bùn mặt. Hiệu quả xử lý TSS của bể đạt 80-90%, COD, BOD, tổng P đạt 50-80%.

Quy trình khởi động bể tuyển nổi

Để vận hành bể tuyển nổi, cần thực hiện các bước sau để khởi động thiết bị:

  • Bước 1: Đầu tiền cần kiểm tra áp suất trong đường ống không khí nén đạt mức tối thiểu 6.5 kg/cm2 chưa.
  • Bước 2: Điều chỉnh các van xả áp ở ống dẫn vào bể tuyển nổi ở mức 1/2 đến 3/4 rev.
  • Bước 3: Điều chỉnh van kim để khí nén thêm vào bể được điều chỉnh nằm ở mức vạch của lưu lượng kế.

Lưu ý:

  • Bơm áp chỉ được khởi động sau khi kiểm tra van cổng đã đóng và được đặt trên đường áp suất của bơm.
  • Mở từ từ van kim để van cổng được mở từ từ nhằm kiểm tra đầu vào khí nén không giảm xuống quá 1/3 mức vạch của lưu lượng kế.
  • Khi van kim đã được mở hết, điều chỉnh áp suất theo yêu cầu bằng cách điều chỉnh các van xả áp cũng như lượng khí nén cần thêm vào bằng cách điều chỉnh các van kim.

Quy trình tắt thiết bị tuyển nổi

  • Bước 1: Đóng van cổng trên đường bơm hút điều áp sau đó ngắt bơm.
  • Bước 2: Ngừng cung cấp khí nén vào bể tuyển nổi
  • Bước 3: Trường hợp bể không sử dụng thường xuyên (trên 3 ngày không vận hành thiết bị), xả nước sạch qua ống phân tán trong vòng vài phút trước khi tắt hẳn thiết bị.

Lưu ý:

  • Khi nguồn khí nén đầu vào không được cung cấp ổn định thì không được để ống phân tán dưới áp suất.
  • Định kỳ kiểm tra,vệ sinh các ống phân tán khí trung bình 2 lần/năm để ngăn tình trạng mài mòn và tắt nghẽn đường ống. Ngoài ra, các ống này phải được giữ cho khô ráo.

Ưu và nhược điểm của hệ thống bể tuyển nổi

Bể tuyển nổi là lựa chọn tối ưu trong xử lý nước thải có nồng độ chất rắn hòa tan cao nó có các ưu nhược điểm nhất định:

Ưu điểm

  • Hiệu quả cao trong xử lý chất rắn lơ lửng; đạt 90 – 95%, đặc biệt là các hạt cặn hữu cơ thuộc loại khó lắng.
  • Giảm thời gian xử lý và diện tích lắp đặt bể so với các công trình khác.
  • Có khả năng loại bỏ các hạt cặn hữu cơ thuộc loại khó lắng.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao.
  • Chi phí bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cao.
  • Cấu tạo phức tạp đòi hỏi người người vận hành phải có chuyên môn, kỹ thuật cao.

bể tuyển nổi

Bể tuyển nổi thường được lắp đặt sau công đoạn tiền xử lý trong hệ thống xử lý nước thải để loại bỏ dầu mỡ, chất huyền phù. Một số hệ thống bể tuyển nổi được lắp đặt trước bể sinh học để giảm tải cho công đoạn xử lý sinh học. Tuy nhiên, một số công trình, bể tuyển nổi cũng có thể đặt cuối để làm trong nước.

Bể tuyển nổi thường được sử dụng trong các quy trình xử lý nước thải công nghiệp như: nước thải nhà máy giấy, nước thải thủy sản, nước thải ngành hóa dầu, lọc dầu,…

Trên đây là một số thông tin về nguyên lý hoạt động, cấu tạo, ưu nhược điểm của Bể tuyển nổi. Để được tư vấn cụ thể về các quy trình xử lý nước thải có sử dụng bể tuyển nổi liên hệ hotline 0904 000 226 để được tư vấn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.