Nước thải chế biến nước mắm

Nước mắm là loại gia vị truyền thống không thể thiếu trong các gia đình Việt. Quy trình sản xuất nước mắm phát sinh ra lượng nước thải có đặc tính ô nhiễm phức tạp, rất khó xử lý. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải chế biến nước mắm đạt chuẩn. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

nước thải chế biến nước mắm

Đặc tính của nước thải chế biến nước mắm.

Đặc trưng của nước thải chế biến nước mắm có độ mặn cao, chứa rất nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ không hòa tan, màu và mùi hôi.

Đối với thành phần hữu cơ trong nước thải chế biến nước mắm có thể được xử lý hiệu quả bằng các quá trình sinh học. Tuy nhiên, nước thải từ các nhà máy sản xuất nước mắm có độ mặn cao và nó gây ức chế vi sinh vật ở các công trình xử lý sinh học. Từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động của HTXL nước thải, nước thải sau xử lý không đạt chuẩn. Các phương pháp xử lý vật lý và hóa học truyền thống cũng khó ứng dụng do tiêu thụ quá nhiều hóa chất, ăn mòn và bám bẩn thiết bị cũng như chi phí vận hành cao. Do đó, độ muối cao là yếu tố gây khó khăn trong quá trình xử lý nước thải chế biến nước mắm.

Xử lý nước thải chế biến nước mắm

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải chế biến nước mắm được sử dụng phổ biến trong công nghiệp bao gồm xử lý hóa lý và xử lý sinh học.

Xử lý hóa lý hấp thụ hoặc phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải thông qua phản ứng vật lý và hóa học. Trong số đó, công nghệ oxy hóa được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nước thải chế biến nước mắm trong những năm gần đây vì các ưu điểm của nó như phản ứng nhanh, phản ứng triệt để, không gây ô nhiễm thứ cấp, phạm vi ứng dụng rộng, và một nguyên tắc phản ứng đơn giản. Công nghệ oxy hóa phân hủy và khoáng hóa chất hữu cơ bằng cách tạo ra các gốc hydroxyl.

Xử lý sinh học phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải thông qua quá trình trao đổi chất của vi sinh vật, có ưu điểm là tiết kiệm, an toàn, hiệu quả cao, quy trình đáng tin cậy và không gây ô nhiễm thứ cấp. Tuy nhiên, hàm lượng muối quá cao trong nước thải chế biến nước mắm sẽ ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong nước. Phương pháp thích nghi tăng dần nồng độ muối của hệ thống được sử dụng để tăng khả năng thích nghi của vi sinh vật trong điều kiện độ mặn cao. Ngoài ra, việc bổ sung các vi sinh vật ưa mặn có thể đẩy nhanh quá trình diễn thế của cấu trúc cộng đồng vi sinh vật, rút ngắn quá trình thuần hóa bùn.

Quy trình xử lý nước thải chế biến nước mắm đạt chuẩn

Thu gom và tách rác:

+ Bể gom được dùng để thu gom nước thải chế biến nước mắm trực tiếp từ xưởng sản xuất. Trước khi vào bể thu gom, nước thải đi qua song chắn rác thô có kích thước khe lọc 20mm để tách các chất rắn có kích thước lớn hơn 2mm. 

+ Từ bể thu gom nước thải được bơm luân phiên bơm lên bể chứa kết hợp cần bằng nước thải. Trước khi vào bể cân bằng, nước thải đi qua thiết bị lọc rác tinh để tách các chất rắn có kích thước lớn hơn 1mm. Thiết bị lọc rác tinh là thiết bị lọc rác dạng lưới tĩnh. Kích thước của khe lọc là 1mm. Vật liệu thép không gỉ. Rác được tách khỏi dòng nước thải sẽ tự trượt xuống hộp chứa rác và sẽ được công nhân đem đi đồ ở nơi qui định.

Cân bằng và pha loãng nước thải chế biến nước mắm:

+ Thông thường trong quá trình sản xuất, lưu lượng và tính chất nước thải của nhà máy trong các chu kỳ khác nhau cũng khác nhau. Bể cân bằng nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.

+ Ngoài ra, đặc tính nước thải nhà máy sản xuất nước mắm có độ mặn ban đầu rất cao, giá trị trung bình lên tới 33.000 mg/l. Tại bể cân bằng nước thải sẽ được pha loãng 5 lần bằng nước sạch với mục đích giảm độ mặn xuống còn 2.500 mg/l – 3.000 mg/l đảm bảo cho vi sinh trong công đoạn xử lý sinh học phát triển tốt. Việc điều khiển van đóng/mở trên đường ống nước sạch dựa vào tín hiệu từ đầu dò CF đặt tại bể cân bằng.

+ Để hòa trộn đều nước thải trong bể cân bằng (đồng thời tránh quá trình yếm khí gây mùi hôi), khí được cấp vào bể từ máy thổi khí và được phân bố đều trong bể thông qua hệ thống đĩa phân phối khí đặt dưới đáy.

+ Nước thải chế biến nước mắm từ bể cân bằng được bơm luân phiên qua công đoạn xử lý tiếp theo.

– Quá trình xử lý sinh học bằng công nghệ Aeroten kết hợp quá trình Anoxic:

Nước thải chế biến nước mắm sau khi được pha loãng tại bể cân bằng tiếp tục được bơm sang hệ thống xử lý sinh học. Quá trình xử lý sinh học được thực hiện trong 01 hệ thống gồm các bể nối tiếp nhau. Bể Aeroten được lắp hệ thống phân phối khí dạng ống (tube diffuser) dưới đáy bể và đầu dò đo hàm lượng oxy hòa tan (DO) để giám sát DO trong bể và điều khiển hoạt động của máy thổi khí thông qua biến tần VFD.

Nước thải lần lượt đi qua bể Anoxic (thiếu khí), Aeroten (hiếu khí).

+ Quá trình xử lý sinh học hiếu khí:

Tại bể Aeroten không khí được thổi vào từ các máy thổi khí để cung cấp oxy cho quá trình xử lý sinh học. Quá trình xử lý hiếu khí có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí lơ lửng. Các chất hữu cơ được các vi khuẩn hiếu khí chuyển thành các dạng vô cơ (CO2, H2O) vô hại. Đồng thời quá trình Nitrat hóa và hấp thụ photpho tự do cũng diễn ra trong giai đoạn này.

Tại bể Aeroten lắp đầu dò đo nồng độ oxy hòa tan (DO). Đầu dò DO sẽ điều khiển máy thổi khí thông qua biến tần. Nồng độ oxy hòa tan được cài đặt theo yêu cầu và có thể điều chỉnh được để tối ưu hóa lượng khí thổi nhằm giảm chi phí vận hành.

+ Quá trình xử lý sinh học thiếu khí:

Sau khi xử lý tại bể Aeroten, một lượng nước thải tương đương 2 lần lưu lượng nước thải đầu vào sẽ được bơm hồi lưu về lại bể Anoxic để khử nitơ. Tại bể Anoxic xảy ra quá trình khử Nitơ bằng phương pháp sinh học thiếu khí. Nước thải được khuấy trộn đều trong bể Anoxic nhờ các máy khuấy chìm. Quá trình khử Nitơ có sử dụng bùn hoạt tính với sự tham gia của các vi khuẩn khử Nitrate sống lơ lửng sẽ chuyển hóa Nitrate sinh ra trong quá trình xử lý hiếu khí thành dạng khí Nitơ vô hại. Đồng thời, trong điều kiện yếm khí, một số vi khuẩn Photpho có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ chứa Photpho thành dạng Photpho tự do sẽ được hấp thụ bởi chính các vi khuẩn này ở giai đoạn hiếu khí.

Để tăng hiệu quả công đoạn xử lý sinh học hệ thống định kỳ được bổ sung vi sinh chịu mặn Bioclean ACF SC Marine.

Quá trình lắng:

+ Trong quá trình xử lý sinh học một lượng lớn bùn hoạt tính được sinh ra sẽ được lắng lại khi nước thải chảy qua bể lắng. Tại bể lắng, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể và được máy gạt bùn gom xuống rốn bể. Phần lớn lượng bùn hoạt tính lắng sẽ được bơm hồi lưu về lại bể Aeroten. Phần bùn dư sinh ra sẽ được bơm sang bể chứa bùn.

Quá trình khử trùng:

+ Nước thải chế biến nước mắm sau lắng trong sẽ chảy qua bể khử trùng.

+ Quá trình khử trùng nhằm mục đích phá vỡ cấu trúc sống của các tế bào vi sinh vật trong nước thải.

+ Bể khử trùng là bể dài được chia làm 2 ngăn thông nhau. Tại bể khử trùng, dung dịch chất khử trùng (NaOCl) được châm vào từ thiết bị tiêu thụ thống qua 2 bơm định lượng.

+ Nước thải chế biến nước mắm sau xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (Cột B) sẽ được thoát ra môi trường.

Công ty Hưng Phương chuyên thiết kế, thi công, cải tạo hệ thống xử lý nước thải chế biến nước mắm trọn gói. Để được tư vấn chi tiết vui lòng liền hệ hotline: 0904 000 226.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.