TƯ VẤN LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI QUẢNG NAM, ĐÀ NẴNG

Theo quy định tại điều 119 Luật BVMT 2020, Chủ đầu tư dự án, cơ sở có trách nhiệm lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật. Vậy Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì? Nội dung của báo cáo gồm những gì? Báo cáo được thực hiện theo biểu mẫu nào? Cùng Hưng Phương tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

báo cáo công tác bảo vệ môi trường

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một hồ sơ báo cáo công tác bảo vệ môi trường và tổng hợp các kết quả quan trắc nước thải, về khí thải, việc quản lý chất thải nguy hại, CTRSH, CTR thông thường,… trong 1 năm của doanh nghiệp. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường gồm:

  • Báo cáo định kỳ hàng năm, tính từ ngày 01/01 đến 31/12.
  • Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

  • Đối với chủ đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (gọi tắt là cơ sở) thuộc đối tượng cấp GPMT: nội dung báo cáo theo quy định tại mẫu 5A, phụ lục VI, TT 02/2022/TT-BTNMT.
  • Đối với cơ sở thuộc đối tượng ĐKMT: nội dung báo cáo theo quy định tại mẫu 5B, phụ luc VI, TT 02/2022/TT-BTNMT.
  • Đối với chủ đầu tư xây dựng và kinh danh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, ccn: nội dung báo cáo theo quy định tại mẫu 6, phụ lục VI, TT 02/2022/TT-BTNMT.
  • Những cơ sở được miễn ĐKMT không phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường.

Quy trình thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường của Hưng Phương:

Sau khi ký kết hợp đồng, Hưng Phương sẽ tiến hành triển khai các công việc liên quan đến báo cáo công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:

Thu thập các thông tin liên qua đến công tác bảo vệ môi trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp trong 1 năm, bao gồm:

  • Thông tin về vận hành các công trình xử lý chất thải
  • Thu thập hợp đồng, chứng từ CTNH, CTRSH, CTRTT, hợp đồng vận hành các công trình xử lý chất thải.
  • Thu thập hóa đơn điện, nước.
  • Thu thập, tổng hợp kết quả quan trắc tự động. (nếu có)
  • Thông tin về hoạt động sản xuất, kinh doanh

Lấy mẫu khí thải, nước thải định kỳ theo quy định. Tần suất lấy mẫu định kỳ được quy định tại điều 97, 98 nghị định 08/2022/NĐ-CP, cụ thể:

lấy mẫu trong tư vấn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường

 

  • Quan trắc định kỳ nước thải: 

– Cơ sở hoạt động liên tục: tần suất 3 tháng/lần (đối với cơ sở có ĐTM) và 06 tháng/lần đối với cơ sở còn lại.

– Cơ sở hoạt động theo thời vụ:

+ Thuộc đối tượng lập ĐTM: tần suất 01 lần đối với cơ sở hoạt động từ dưới 03 tháng; 02 lần đối với cơ sở hoạt động từ 3-6 tháng; 03 lần đối với cơ sở hoạt động trên 06 tháng và dưới 09 tháng; 04 lần đối với cơ sở hoạt động trên 9 tháng. (thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu 03 tháng).

+ Không thuộc đối tượng lập ĐTM: 01 lần đối với cơ sở hoạt động từ 06 tháng trở lên; 02 lần đối với cơ sở hoạt động trên 06 tháng. (thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu 06 tháng).

– Riêng đối với các thông số sau: tổng hóa chất BVTV clo hữu cơ, tổng hóa chất BVTV phốtpho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (PCB), Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ (nếu có): tần suất là 01 năm/lần cho tất cả các trường hợp nêu trên.

  • Quan trắc định kỳ khí thải:

– Cơ sở hoạt động liên tục: 

+ Thuộc đối tượng lập ĐTM: tần suất 06 tháng/lần đối với thông số: KLN, hợp chất hữu cơ (nếu có); 01 năm/lần đối với thông số Dioxin/furan (nếu có); 03 tháng/lần đối với thông số còn lại.

+ Không thuộc đối tượng lập ĐTM: tần suất 01 năm/lần đối với thông số: KLN, hợp chất hữu cơ (nếu có), Dioxin/furan (nếu có); 06 tháng/lần đối với thông số còn lại.

– Cơ sở hoạt động thời vụ:

+ Thuộc đối tượng lập ĐTM: tần suất 01 lần đối với cơ sở hoạt động từ 6 tháng trở xuống; 02 lần đối với cơ sở hoạt động trên 06 tháng đối với các thông số KLN, hợp chất hữu cơ (nếu có); 01 lần/năm đối với thông số Dioxin/furan (nếu có); 01 lần đối với cơ sở hoạt động từ 3 tháng trở xuống, 02 lần đối với cơ sở hoạt động trên 03 tháng đến 06 tháng, 03 lần đối với cơ sở hoạt động trên 06 tháng và dưới 09 tháng, 04 lần đối với cơ sở hoạt động dài hơn 09 tháng đối với các thông số còn lại. (thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu là 03 tháng)

+ Không thuộc đối tượng lập ĐTM: tần suất 01 lần đối với cơ sở hoạt động từ 6 tháng trở xuống; 02 lần đối với cơ sở hoạt động trên 06 tháng đối với các thông số KLN, hợp chất hữu cơ (nếu có); 01 lần/năm đối với thông số Dioxin/furan (nếu có); 01 lần đối với cơ sở hoạt động từ 06 tháng trở xuống, 02 lần đối với cơ sở hoạt động trên 06 tháng với các thông số còn lại. (thời gian giữa 02 lần quan trắc tối thiểu là 06 tháng)

  • Hoạt động quan trắc được thực hiện bởi đơn vị có chứng nhận đủ điều kiện quan trắc của Bộ TNMT.

  • Kết quả quan trắc được phát hành sau 7-10 ngày tính từ thời điểm lấy mẫu.

Lưu ý: Đối với các cơ sở có yêu cầu quan trắc môi trường được phê duyệt trong báo cáo ĐTM trước thời điểm luật BVMT có hiệu lực, không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ theo quy định tại điều 97,98 NĐ 08/2022/NĐ-CP thì không thực hiện chương trình quan trắc này.

Viết báo cáo công tác bảo vệ môi trường:

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được tổng hợp tất cả các thông tin trên từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hằng năm.

Nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường về cơ quan có thẩm quyền theo quy định:

Báo cáo được nộp về cơ quan có thẩm quyền và lưu giữ tại cơ sở để cơ quan nhà nước đối chiếu khi thanh/kiểm tra.

Thời điểm nộp báo cáo trước 15/1 (đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) hoặc  trước 20/1 (chủ đầu tư xây dựng và kinh danh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, ccn) của năm tiếp theo.

Công ty Hưng Phương chuyên thực hiện tư vấn lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường trọn gói cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi ký hợp đồng, Chúng tôi sẽ hỗ trợ các vấn đề liên quan đến công tác môi trường tại doanh nghiệp. Để được tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ hotline: 0904 00 245.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *