Hệ thống nước uống đóng chai đóng bình tốt nhất

Lợi nhuận Hệ thống nước uống đóng chai đóng bình 

Sản xuất nước uống đóng chai đóng bình thu hút nhiều nhà đầu tư hiện nay. Ngành kinh doanh nước giải khát nói chung và nước uống đóng chai nói riêng đều thu về lợi nhuận cực lớn. Tỷ suất lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn khi kinh doanh nhanh. Tính theo các yếu tố đầu vào cho mỗi bình nước nước 20l/h.

Cụ thể, về tem nhãn là 1.000 – 1.200 đồng; Màng co có giá khoảng 500 – 700 đồng; Khấu hao vỏ bình khoảng 1.000 đồng; Nhân công + vận chuyển khoảng 1.200 đồng; Điện năng + nguồn nước máy từ 300 – 500 đồng. Như vậy một bình nước 20l/h có vốn đầu tư từ 4.000 – 4.600 đồng.

Ví dụ với hệ thống lọc nước uống đóng chai đóng bình có công suất 1.000l/h, một giờ có thể sản xuất được từ 40-45 bình dung tích 20L thì một ngày sẽ sản xuất được 8h x 40 (45) bình = 320 (360) bình. Theo giá bán buôn có thể giao được từ 10.000 – 20.000 đồng/bình. Như vậy một bình nước, chủ đầu tư có thể có lãi từ: 6.000 – 15.000 đồng.

Một ngày, lợi nhuận của chủ đầu tư có thể đạt tối thiểu 2.000.000 đồng, tối đa đạt được từ 4.800.000 đồng. Đối với chai dung tích 500ml mỗi ngày có thể sản xuất 16.000 chai, trung bình giá mỗi chai 2.000 đồng, thì doanh thu mỗi ngày là 32.000.000 đồng.

Tuy nhiên, khi kinh doanh lĩnh vực này, các doanh nghiệp cần phải có những tính toán kỹ lưỡng về công nghệ, kỹ thuật cũng như dây chuyền thiết bị hỗ trợ. Bởi đây là ngành sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và an toàn sức khỏe người tiêu dùng.

Quy trình hoạt động của hệ thống nước uống đóng chai đóng bình 

Về cơ bản, dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai đóng bình trải là một hệ thống khép kín với 4 hệ thống chính, bao gồm hệ thống tiền xử lý; hệ thống lọc; hệ thống khử khuẩn và vi sinh; hệ thống chiết rót đóng chai đóng bình. Mỗi hệ thống này đều được tiến hành với những quy trình nhất định. Cụ thể chúng vận hành qua 4 bước sau:

Hệ thống tiền xử lý

Đây là công đoạn đầu tiên trong hệ thống nước uống đóng chai đóng bình. Tùy theo nguồn nước khai thác như nước nhiễm phèn, nhiễm vôi hay nước có mùi… mà nhà sản xuất sẽ sử dụng các vật liệu lọc khác nhau. Quy trình này sẽ giúp loại bỏ các chất hữu cơ hoặc kim loại nặng lẫn trong nước nguồn.Đây sẽ là công đoạn lọc thô, xử lý các cặn bẩn, tạp chất và một phần hóa chất độc hại. Quá trình này cũng sẽ làm mềm nước bằng các hạt nhựa cation để bảo vệ hệ thống lọc thẩm thấu ngược ở công đoạn tiếp theo.

Hệ thống lọc RO

Nước sau khi trải qua công đoạn tiền xử lý sẽ được bơm vào bồn chứa trung gian. Hệ thống bơm tự động sẽ đẩy nước vào màng lọc công nghiệp RO với kích thước 0.0001 micro cho phép các phân tử nước đi qua.. Quá trình sẽ loại bỏ các chất độc hại, virus, vi khuẩn độc hại hầu như đã được loại bỏ. Đảm bảo nguồn nước sau khi thanh lọc có độ tinh khiết vượt trội, đáp ứng mọi tiêu chuẩn theo quy định từ Bộ Y tế.

Hệ thống xử lý vi sinh có hại

Nước sau khi lọc sạch khả năng tái nhiễm khi nước tiếp xúc với không khí rất dễ xảy ra. Vì vậy, cần phải có quá trình khử khuẩn, tiệt trùng cho nước trước khi được đóng thành phẩm.

Quy trình khử khuẩn và vi sinh được thực hiện bởi thiết bị tạo Ozone. Hệ thống sẽ tự động tạo ra khí Ozone để tiệt trùng và diệt khuẩn cho nước sạch vi sinh. Tiếp theo đó hệ thống bơm đẩy chiết rót đi qua hệ thống lọc thông qua các lõi lọc sát khuẩn cùng với hệ thống làm mềm nước.Lõi lọc cặn cặn đồng thời giúp giảm áp lực nước, tránh làm vỡ đèn UV. Hệ thống xử lý vi sinh sẽ đảm bảo độ “sạch” của nước trước khi đến tay người tiêu dùng.

Hệ thống đóng chai

Nước uống đóng chai đóng bình sau khi được xử lý sạch, đạt QCVN 6-1: 2010/BYT về nước uống đóng chai được xử lý đạt chuẩn thì sẽ được chiết rót ra các chai. Hệ thống dàn chiết rót đóng chai này gồm 4 công đoạn bao gồm súc rửa chai, chiết rót,  đóng nắp và kiểm tra gián nhãn. Tất cả tạo thành một dây chuyển hoàn chỉnh. 

Hệ thống đóng chai đóng bình có thể được thực hiện thủ công hay trên dây chuyền tự động tùy theo điều kiện kinh tế của từng cơ sở.

Hệ thống đóng chai thủ công 

– Ưu điểm của hệ thống dây chuyền đóng chai thủ công là chi phí đầu tư thấp, tốn ít diện tích, có thể sử dụng cho các loại chai và bình khác nhau …

Thông số kỹ thuật Hệ thống chiết rót thủ công:

– Chất liệu: inox 304 chóng ăn mòn, đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

– Vòi chiết bình: 2-4 vòi

– Vòi chiết chai: 4 -6 vòi

– Hệ thống rửa trong và ngoài mình áp lực inox 304

– Bơm áp: 1hp Ebara Ý

– Thiết bị UV chống tái nhiễm khuẩn: 01 bộ

– Màng siêu lọc: 02 bộ

Hệ thống chiết rót đóng chai tự động

Quy trình hoạt động

Hệ thống chiết rót đóng chai tự động 3 in 1

Công đoạn 1: cấp chai

Công nhân vận hành: 1 Người

Cấp chai cho Máy Chiết rót 3 in 1. Căn cứ vào năng suất thực tế từ khách hàng, thì 1 người công nhân lành nghề có thể cấp chai dung tích 330ml & 500ml khoảng từ 2000 – 3000  chai cho công đoạn cấp chai.

Công đoạn 2: rửa chai

Công nhân vận hành: 0 Người

Công đoạn này máy sẽ tự động lấy chai thông qua băng tải gió và mâm sao kẹp cổ chai. Máy sẽ tự động mở tắt 8 vòi rửa chai của máy bơm. Tiết kiệm nước rửa.

Công đoạn 3: chiết chai

Công nhân vận hành: 0 Người

Máy sẽ tự động dẫn chai đến cụm chiết rót và thông qua kiểu chiết ngộp khí. Khi nước đổ đầy đến miệng chai hoặc cổ chai (tuỳ chọn) vòi sẽ ngừng chiết.

Công đoạn 4: cấp nắp và siết nắp

Công nhân vận hành: 0 Người

Máy sẽ tự động dẫn chai đến cụm siết nắp và tiến hành siết nắp chai. Nhân công đổ nắp PET vào phểu chứa, mỗi lần đổ khoảng từ 1000 – 2000 nắp, băng tải cấp nắp sẽ tự động tải nắp đến mâm lựa nắp. Mỗi lần có thể đổ 1 bao nắp/0.5h cho nên nhân công vận hành bên công đoạn tròng nhãn hoặc bên công đoạn sau khi đóng lốc, bốc xếp lốc chai lên Pallet sẽ chủ động đổ nắp chai vào phễu sau mỗi 25 phút để đảm bảo hệ thống vận hành liên tục không bị gián đoạn.

Máy co màng chai:

Công nhân vận hành: 1 Người

Chai sau khi đóng nắp sẽ được băng tải đưa qua khu vực đóng màng chai. Tại đây, 1 công nhân vận hành sẽ kiểm tra các chai nước trên băng tải có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về lượng nước trong chai, các yêu cầu về đóng nắp chai. Các chai nước không đạt yêu cầu kỹ thuật sẽ được loại ra và chỉ cấp màng cho các chai nước đạt yêu cầu trên băng tải. Sau đó băng tải đưa chai vào máy co màng chai , Nhiệt độ trong buồng co sẽ làm lớp màng co lại, bám chặt vào các cạnh để cố định lớp màng vào chai nước.

Máy co màng kiện:

Công nhân vận hành: 2 Người

Sau khi các chai nước đã được co màng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Tại đây, 1 công nhân vận hành sẽ xếp các chai nước thành các kiện hàng với cấu kiện nhất định.

Sau đó, các kiện chai sẽ được đưa lên băng tải  đưa và máy co màng kiện, máy cắt màng co tự động sẽ bọc màng, cắt và hàn màng lại thành một cuộn tròn dạng ống bọc lấy lốc sản phẩm. Sau đó sản phẩm đã được phủ màng sẽ chạy qua máy co nhiệt. Nhiệt độ trong buồng co sẽ làm lớp màng co lại, bám chặt vào các cạnh để cố định nhiều chai nước bên trong lại với nhau.

Các kiện hàng thành phẩm sau khi qua máy co màng kiện sẽ được công nhân vận hành bốc xếp lên pallet và vận chuyển về kho đưa đi tiêu thụ.

 

day-chuyen-san-xuat-nuoc-uong-dong-binh-4
Dây chuyền sản xuất nước uống đóng bình, đóng chai tự động

 

Các bước mở cơ sở sản xuất nước đóng chai đóng bình bao gồm công đoạn nào?

Để có thể mở được một cơ sở đúng theo quy định bạn cần phải chuẩn bị các bước hoàn chỉnh, dưới đây là quy trình cần làm để mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai:

1. Nghiên cứu thị trường

Mục đích để tìm kiếm được vị trí thuận lợi nhất cho quá trình mở xưởng sản xuất. Lưu ý nên tránh xa những địa điểm nhạy cảm như: Kho xăng, dầu, trang trại chăn nuôi, khu vực xử lý chất thải,…

2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết

Việc lên kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển cũng như nguồn vốn đầu tư. Do đó, bạn cần phải hết sức đầu tư, nghiên cứu kỹ càng cho bảng kế hoạch này.

Các bước cần thực hiện trong kế hoạch kinh doanh để mở một cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đóng bình bao gồm các vấn đề sau:

  • Chọn quy trình dự định triển khai.
  • Chuẩn bị nguồn tài chính, vốn, huy động vốn 
  • Xây dựng chiến lược hoạt động.
  • Xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo.
  • Đội ngủ nhân sự kỹ thuật, phân phối hàng hóa, kinh doanh tiếp thị
  • Thông tin pháp lý.
  • Bảng phân tích về vị trí địa điểm.

Sau khi đã lên kế hoạch tổng quan cho dự án. Tiếp theo bạn có thể phân tích chi tiết hơn về các mục nhỏ bên trong. Bởi càng phân tích và lên kế hoạch sâu thì quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh nước của bạn càng chủ động và có khả năng thành công cao hơn.

3. Chuẩn bị mặt bằng sản xuất

Nên tìm kiếm mặt bằng tiềm năng, lựa chọn nơi lý tưởng, không nên chọn nơi gần các khu xử lý nước thải, nghĩa trang, kho chứa xăng dầu, hoá chất. Cần tránh những nới có điều kiện vệ sinh không đảm bảo.

4. Chuẩn bị nguồn nước

Nên tìm kiếm nguồn nước tốt sạch chất lượng. Lưu ý nếu khoan giếng cần phải xin giấy phép, kiểm tra và kiểm nghiệm tổng thể nguồn nước theo tiêu chuẩn của bộ Y tế.

5. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ về thủ tục pháp lý

Muốn mở xưởng sản xuất nước uống đóng chai đóng bình các doanh nghiệp cần chú ý các thủ tục pháp lý, hoàn thiện hồ sơ sản xuất – kinh doanh theo đúng quy định. Dưới đây là một số những thủ tục quan trọng cần hoàn thiện:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh ngành nước.
  • Hồ sơ phân tích mẫu nước nguồn đúng theo nghị định 38/2012 NĐ – CP ban hành
  • Hồ sơ công bố sản phẩm và hồ sơ sở hữu thương hiệu: mẫu mã, logo, thương hiệu.
  • Loại bình hay chai đăng ký. Cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
  • Giấy chứng nhận lựa chọn loại chai đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định: QCVN: 1/2010 của Bộ Y Tế Việt Nam.
  • Giấy chứng nhận chủ sở hữu và người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đủ sức khỏe theo quy định của Bộ y tế.

6. Lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị lọc nước và dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai đóng bình phù hợp

Nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín chuyên nghiệp, có pháp nhân rõ ràng. Đồng thời  giá dây chuyền cũng phải hợp lý theo dự tính của doanh nghiệp.

Các loại phí, chi phí cần để mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đóng bình

Để mở được một cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đóng bình thì bạn phải chi trả tối thiểu những khoản chi phí. Tùy thuộc vào mô hình kinh doanh của mỗi đơn vị mà mức chi phí này sẽ có sự biến động và chênh lệch. Các loại phí, chi phí cần để mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đóng bình như sau:

  • Phí mặt bằng: Mức giá thuê hoặc mua mặt bằng sẽ tùy thuộc vào từng khu vực. Cần lưu ý chọn mặt bằng từ có diện tích tối thiểu 60m2 trở lên.
  • Phí đăng ký giấy phép kinh doanh, công bố sản phẩm, đăng ký tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, phí xét nghiệm nước. Phí này dao động từ 15 – 20 triệu đồng.
  • Chi phí khoan giếng: Khoảng từ 15 triệu đồng trở lên.
  • Đầu tư hệ thống xử lý nước sản xuất nước uống đóng chai đóng bình từ 80 – 500 triệu đồng (tùy thuộc vào công suất).
  • Đầu tư dây chuyền đóng hệ thống nước uống đóng chai đóng bình từ 60 – 800 triệu đồng (tùy thuộc vào mức độ tự động hóa của cơ sở).
  • Chi phí vỏ bình, vỏ chai để đóng gói sản phẩm từ 30 – 50 triệu đồng.
  • Chi phí thiết kế tem nhãn, màng co (lần đầu tiên sản xuất ra thị trường): Khoảng 5 – 10 triệu đồng.

Làm thế nào để tránh rủi ro khi mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đóng bình?

Việc đầu tư kinh doanh ban đầu chắc chắn sẽ không tránh được những trường hợp rủi ro ngoài ý muốn. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa rủi ro khi mở cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, mỗi doanh nghiệp cần tránh những điều sau đây:

  • Không nên vì tiết kiệm chi phí mà lựa chọn công nghệ sản xuất lạc hậu. Công nghệ sản xuất không phù hợp với nguồn nước. Nên đầu tư thiết bị và công nghệ chất lượng để nguồn nước đầu ra đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.
  • Chọn công nghệ sản xuất phù hợp với nguồn nước, xây dựng hệ thống sản xuất khép kín
  • Tránh đầu tư, áp dụng những công nghệ lỗi thời, lạc hậu, máy móc, thiết bị kém chất lượng, rẻ tiền, không đáp ứng đủ các công năng hoặc thường xuyên phải bảo trì, gây gián đoạn việc sản xuất.
  • Xây dựng hệ thống vận hành an toàn và ổn định. 
  • Tập trung vào việc duy trì và nâng cao chất lượng thay vì cạnh tranh giá thành với các đơn vị khác.

 

Báo giá dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai đóng bình

Giá dây chuyền lọc nước uống đóng chai đóng bình phụ thuộc vào quy mô kinh doanh. Để biết chi tiết giá dây chuyền sản xuất nước đóng bình chính xác nhất, hãy để lại thông tin nhân viên của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn và tư vấn tận tình nhất.

Quy Trình Lắp Đặt Dây Chuyền hệ thống nước uống đóng chai đóng bình 

Bước 1: Tiếp nhận các thống tin yêu cầu và hỗ trợ của khách hàng

Bước 2: Nhân viên kỹ thuật khảo sát và  tư vấn trực tiếp với khách hàng

Bước 3: Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cho hệ thống lọc

Bước 4: Lắp đặt và thi công 

Bước 5: Kiểm tra, tiến hành sục rửa và đánh giá nguồn nước ra sau khi lắp đặt

 

day-chuyen-san-xuat-nuoc-uong-dong-binh-6

Để được tư vấn về phương pháp xử lý nước ngầm, xử lý nước nhiễm phènxử lý nước cấp sinh hoạtnước uống công nhânnước uống đóng chai đóng bình, nước uống tinh khiết hiệu quả, an toàn, tiết kiệm quý khách hãy liên hệ Công ty Hưng Phương để được hổ trợ miễn phí 24/7.

Mọi chi tiết quý khách hàng xin vui lòng liên hệ :
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT HƯNG PHƯƠNG
♦ 0905.29.55.86
♦ Email: hungphuongdng@gmail.com
♦ Website: hungphuong.com.vn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *