HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG CẦN THIẾT CHO DOANH NGHIỆP

   Hồ sơ môi trường cần thiết cho doanh nghiệp:

Hồ sơ môi trường

  Để chính thức đi vào xây dựng dự án cũng như hoạt động cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp cần có đầy đủ các hồ sơ môi trường.

  • Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 Ngày 23/06/2014.
  • Căn cứ Nghị định 18/2015/NĐ-CP Ngày 14/02/2015.
  • Căn cứ Thông tư 27/2015/TT-BTNMT Ngày 29 tháng 05 năm 2015.

Các thủ tục hồ sơ môi trường cơ bản nhất mà Doanh nghiệp cần thực hiện trước và sau khi đi vào hoạt động.

1. Hồ sơ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa đi vào hoạt động

Trước khi đi vào hoạt động xây dựng dự án, các nhà doanh nghiệp tùy từng quy mô, ngành nghề sẽ tiến hành lập các hồ sơ môi trường ban đầu như sau:

 1.1 Đánh giá tác động môi trường.

       Áp dụng đối với các dự án quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;

Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường khi: Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; 

Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; Theo đề nghị của chủ dự án.

 1.2  Lập kế hoạch bảo vệ môi trường (thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường).

       Cho các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II và Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

        Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau: Thay đổi địa điểm; Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

2. Hồ sơ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ đã đi vào hoạt động, vận hành dự án.

         Sau khi đi vào hoạt động chính thức, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa tiến hành lập một trong hai hồ sơ môi trường trên (Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường) thì phải tiến hành lập “Đề án bảo vệ môi trường”. Có 2 loại:

 2.1  Đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

        Cho các cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và không có một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;

 2.2. Đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

        Cho các cơ sở đã đi vào hoạt động có quy mô, tính chất tương đương với đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường và không có một trong các văn bản sau: Giấy xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường; Văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

3. Các hồ sơ môi trường khác.

       Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi đã đi vào hoạt động đã thực hiện các hồ sơ môi trường ban đầu tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế mà cần thiết hoặc không cần thiết thực hiện tiếp tục các hồ sơ sau:

 3.1 Báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

     Đi kèm với 01 trong 03 hồ sơ môi trường trên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động bắt buộc phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

      Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 02 lần/năm, nộp cho cơ quan quản lý trước ngày 15/01 và ngày 15/07 hàng năm.

      Đối với các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng chưa hoàn thành việc khắc phục ô nhiễm phải lập và gửi Báo cáo giám sát môi trường định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.

 3.2 Đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

(Căn cứ Nghị Định 38/2015/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/6/2015 và được hướng dẫn bởi Thông Tư 36/2015/TT-BTNMT có hiệu lực 1/9/2015).

       Đối với các chủ nguồn thải CTNH phát sinh thường xuyên hay định kỳ hàng năm với tổng số lượng lớn hơn 120 kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc 600 kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác.

 3.3 Xin giấy phép khai thác nước ngầm (giếng khoan), nước mặt (sông, suối, hồ…) đối với trường hợp khai thác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.

 3.4 Hồ sơ xin phép xả thải vào nguồn tiếp nhận đối với các cơ sở đang hoạt động sản xuất, kinh doanh có xả nước thải vào môi trường.

 3.5 Lập báo cáo hoàn thành sau khi hoàn thành các hạng mục đã cam kết trong các thủ tục môi trường trên khi dự án đi vào hoạt động.

       Việc không thực hiện hoặc không chấp hành đầy đủ các quy định về môi trường, thực hiện lập đầy đủ các hồ sơ môi trường, thủ tục hồ sơ môi trường.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 155/2016/NĐ – CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường; tùy theo mức độ và quy mô mà đơn vị có thể bị phạt, thu hồi giấy phép hoặc đóng cửa.

Môi trường Hưng Phương có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường, hồ sơ quản lý an toàn vệ sinh lao động cho doanh nghiệp cùng với đội ngũ nhân viên năng động có chuyên môn cao và có đầy đủ pháp lý theo quy định của bộ tài nguyên môi trường, công ty Hưng Phương sẽ giúp bạn hoàn thiện hồ sơ Môi trường một cách nhanh nhất.

Mọi chi tiết quý khách hàng xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT HƯNG PHƯƠNG
♦ 229 Tôn Đức Thắng, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
♦ 0905.29.55.86
♦ Email: hungphuongdng@gmail.com
♦ Website: hungphuong.com.vn
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *