Hệ thống quan trắc môi trường tự động

1.Hệ thống quan trắc môi trường tự động là gì?

Quan trắc môi trường tự động: là quá trình theo dõi, giám sát các thông số chất lượng môi trường thông qua thiết bị, phương tiện tự động, giúp cơ quan quản lý và chủ nguồn thải giám sát chất lượng môi trường.

2.Trường hợp nào phải lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động?

2.1. Nước thải

– Khu công nghiệp, cở sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Cở sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ỗ nhiễm môi trường quy định tại phụ lục IIa Mục I của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy mô xả thải từ 500m3/ngày (24h) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải.

– Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cở sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp, nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Cở sở sản xuât, kinh doanh, dịch vụ không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 39 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, có quy mô xả thải từ 1000m3/ngày(24h) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải.

– Cở sở bị xử phạt hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

– Đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

2.2. Khí thải

– Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

– Lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt chất thải rắn của cở sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh.

– Khí thải của cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Cở sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần

Hệ thống quan trắc môi trường tự động 1
Hệ thống quan trắc môi trường tự động

3.Các chỉ tiêu bắt buộc nào khi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục?

3.1. Các chỉ tiêu bắt buộc của hệ thống quan trắc tự động nước thải – Hệ thống quan trắc môi trường tự động

– Các thông số quan trắc tự động, liên tục gôm: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra); Nhiệt độ; pH; TSS; COD; Amonia.

– Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định.

– Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng; Nhiệt độ; Chlorine.

3.2. Các chỉ tiêu bắt buộc của hệ thống quan trắc tự động khí thải – Hệ thống quan trắc môi trường tự động

– Các thông số môi trường cố định: Lưu lượng; Nhiệt độ; Áp suất; O2 dư; Bụi tổng; SO2; NOx; CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát).

– Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nếu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

4.Hệ thống quan trắc môi trường tự động quan trắc bao gồm các hình thức:

Quan trắc môi trường nước

Hệ thống quan trắc môi trường tự động 2

Bao gồm các thông số cơ bản : lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, pH, nhiệt độ, TSS, COD, Amoni. Ngoài ra còn có các thông số đặc trưng theo từng loại hình xử lý

Quan trắc và giám sát chất lượng nguồn nước dưới mặt đất, nước mặt, nước thải

Quan trắc môi trường không khí

Bao gồm các thông số cơ bản: lưu lượng, nhiệt độ, áp suất, O2 dư, bụi tổng, SO­­2, NOx, CO. Ngoài ra còn các thông số đặc thù khác theo ngành nghề cụ thể.

Quan trắc môi trường không khí xung quanh

Quan trắc môi trường khí thải

Theo quy định, việc lắp đặt trạm quan trắc môi trường không khí tự động áp dụng đối với các cơ sở sản xuất có nguồn khí thải lưu lượng lớn xả ra môi trường như: nhà máy nhiệt điện, lò đốt chất thải tập trung, cơ sở sản xuất gạch, ngói, thủy tinh, công nghiệp lọc hóa dầu, nhiệt điện…

5.Hệ thống quan trắc môi trường tự động được thiết kế:

Hệ thống quan trắc môi trường tự động 3
Thiết kế hệ thống quan trắc môi trường tự động

Hệ thống quan trắc môi trường tự động được thiết kế gồm 2 phần chính là phần cứng và phần mềm.

Phần cứng là các loại máy móc, thiết bị phục vụ quá trình đo đạc, lấy mẫu thí nghiệm. Phần mềm là hệ thống lưu trữ và phân tích dữ liệu phục vụ quá trình đánh giá và theo dõi.

5.1 Các thiết bị quan trắc tự động liên tục

Thiết bị quan trắc môi trường nước: Bao gồm thiết bị đo nhiệt độ, lưu lượng nước; COD, DO, pH; TSS; Bên canh đó còn các thiết bị khác đáp ứng các chi tiêu quan trắc cho từng lĩnh vực đặc thù.

Thiết bị quan trắc môi trường không khí: Thiết bị đo nhiệt độ, áp suất khí thải, lưu lượng, – Đo nồng độ các chất vô cơ trong khí thải, các chỉ tiêu như CO, SO2, NOx, O2; bụi khí thải.

5.2 Hệ thống truyền dẫn dữ liệu

Các doanh nghiệp theo thông tư 10/2021/TT-BTNMT phải lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động thì hệ thống phải được kết nối và truyền thông tin liên tục về Sở Tài nguyên Môi trường địa phương

Hệ thống quan trắc môi trường tự động có chức năng tiếp nhận, lưu giữ, quản lý và truyền thông tin  qua đường truyền internet. Hệ thống phải được kết nối trực tiếp đến các thiết bị đo, bộ điều khiển ,thiết bị lấy mẫu tự động. Lưu ý không kết nối thông qua các thiết bị trung gian khác nhằm đảm bảo tính khách quan, bảo mật các thông số quan trắc.

5.3 Hệ thống Camera quan sát

Hệ thống Camera có chức năng quan sát, theo dõi quá trình quan trắc tự động, liên tục. Tất cả thông tin ,dữ liệu đều được quản lý và theo dõi.

(Theo quy định tại khoản 2 Điều 33)  quy định vị trí Camera giám sát hệ thống quan trắc nước thải gồm:

Camera thân tại điểm xả thải.

Camera bên trong nhà trạm.

(Theo quy định tại khoản 3 Điều 36) quy định vị trí Camera giám sát hệ thống quan trắc khí thải gồm:

Camera quan sát quan trắc tự động khí thải từ đầu ra của ống khói.

Camera quan sát bộ điều khiển

Camera bên trong nhà trạm.

 Ngoài ra, Camera phải có tính năng xem ban đêm và ghi lại hình ảnh theo khoảng thời gian, đặt lịch ghi hình.

5.4 Cơ sở hạ tầng và các thiết bị khác

Cơ sở hạ tầng và thiết bị hỗ trợ của Hệ thống quan trắc môi trường tự động gồm: Nhà trạm , thiết bị báo cháy, báo khói, hệ thống lưu điện UPS, chống sét trực tiếp và lan truyền, bơm nước, tủ điện…

6.Ưu điểm của hệ thống quan trắc môi trường tự động:

– Điều khiển hệ thống từ xa nhờ kết nối online.

– Phát hiện và xử lý kịp thời  khi có sự cố bất thường nhờ chức năng báo động của hệ thống quan trắc tự động.

– Hệ thống quan trắc môi trường tự động vận hành đơn giản không tốn nhiều thời gian và nguồn nhân lực.

– Hệ thống có thể được mở rộng hoặc nâng cấp theo nhu cầu.

– Quan trắc được nhiều thông số khác nhau,  đảm bảo chính xác,nhanh chóng

– Các dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống máy tính, dễ dàng khi tìm kiếm.

6.Yêu cầu thiết kế của hệ thống quan trắc môi trường tự động

Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động cần đảm bảo đáp ứng các quy định về quan trắc môi trường định kỳ như sau:

Phù hợp với chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ quan chủ quản, có tính chiến lược và quy hoạch đồng bộ.

Đảm bảo đầy đủ quy trình với tính khả thi cao, đáp ứng được tính hiện đại, an toàn trang thiết bị máy móc, phương tiện.

Thực hiện đầy đủ các quy định quan trắc môi trường tự động cho từng loại môi trường như: môi trường nước thải, nước mặt, nước ngầm, không khí xung quanh, nước biển, , khí thải…

Đảm bảo đầy đủ tần suất quan trắc đối với từng loại môi trường trong năm cũng như thành phần và thông số quan trắc chính xác nhất

Đảm bảo đúng phương pháp, quy trình bảo quản các thành phần thông số môi trường cần quan trắc.

Thường xuyên rà soát và kiểm tra, hiệu chuẩn các thông số để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.

Hệ thống quan trắc môi trường tự động sau khi thiết kế cần có chứng nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền, được chấp thuận dưới dạng văn bản.

Lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động vừa là yêu cầu bắt buộc đồng thời cũng là trách nhiệm của doanh nghiệp. Đối tượng không tuân thủ đúng và đủ các quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 200 triệu đồng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *