CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MỸ PHẨM TIÊN TIẾN SỐ 1

Sản xuất mỹ phẩm đang dần trở thành ngành công nghiệp đầy tiềm năng ở Việt Nam. Nhiều Công ty mỹ phẩm ra đời với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Điều này cũng đặt thách thức lớn lên môi trường do hoạt động của ngành này phát sinh lượng nước thải có thành phần ô nhiễm hóa học cao. Xử lý nước thải mỹ phẩm đạt chuẩn là yêu cầu và trách nhiệm bắt buộc đối với các doanh nghiệp hiện nay.

nước thải mỹ phẩm

Đặc điểm của nước thải mỹ phẩm.

Nước thải mỹ phẩm thường phát sinh từ các công đoạn sản xuất như điều chế, chiếc rót, đóng hộp.

Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, một lượng lớn hóa chất được sử dụng trong sản xuất như:

  • Các chất phụ gia như Polyphosphate, carbonate silicate, Aratone, Osiric…
  • Các chất hoạt động bề mặt như ALS, ALS, AES, APG…
  • Các acid béo như Erucic acid, Lauric acid, Stearic acid, Distilled Palm…
  • Các loại dầu như: Dầu dừa, dầu oliu, dầu Parafin NAS-4, Dầu dừa Mitaine CA…
  • Các chất muối khoáng cải thiện hình thức sản phẩm
  • Các chất hoạt tính tẩy rửa, cải thiện tác dụng của chất hoạt tính chính
  • Các chất tẩy trắng, tẩy trắng quang học ánh xanh, chất tạo màu, chất thơm.
  • Các men được xem như chất tiền phụ gia và chúng tham gia vào quá trình tiền phân hủy một số vết bẩn.

Các chất này cũng chính là thành phần ô nhiễm hóa học chính trong nước thải mỹ phẩm. Do đó, nước thải mỹ phẩm thường có thành phần TSS, chất hoạt động bề mặt, dầu mỡ, BOD5, COD khá cao.

Công nghệ xử lý nước thải mỹ phẩm.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mỹ phẩm.

xử lý nước thải mỹ phẩm

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải mỹ phẩm:

Bể thu gom:

Bể này có nhiệm vụ thu gom tất cả các nguồn nước thải mỹ phẩm phát sinh. Tại đây nước thải được tách rác thô sau đó được bơm qua tách rác tinh để loại bỏ các tạp chất hoặc rác thải có kích thước nhỏ khoảng 2mm để không làm ảnh hưởng đến bơm cũng như hệ vi sinh vật phía sau. Nước thải sau đó được bơm sang bể tách dầu mỡ.

Bể tách mỡ:

Bể này có chức năng chính loại bỏ dầu mỡ trong nước thải. Nước thải mỹ phẩm sau khi tách dầu mỡ được đưa tới bể điều hòa để tiếp tục xử lý.

Bể điều hoà:

Bể điều hòa điều hoà về lưu lượng, tải lượng và nồng độ các chất gây bẩn trong nguồn nước. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống phân phối khí thô dưới đáy bể nhằm giúp cho nước thải được xáo trộn đều và tránh sự lắng cặn trong bể, tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí tạo mùi hôi. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm sang bể keo tụ để tiếp tục quá trình xử lý.

Bể keo tụ:

Nước thải mỹ phẩm được châm hóa chất keo tụ PAC bằng bơm định lượng. Motor cánh khuấy được điều chỉnh với tốc độ nhanh nhất để hòa trộn đều hóa chất với nước thải. Chất keo tụ có tác dụng liên kết các hạt keo, chất rắn lơ lửng với nhau.

Bể tạo bông:

Sau phản ứng keo tụ, nước thải mỹ phẩm được đưa đến bể tạo bông. Tại đây, polymer được bơm định lượng châm vào bể để liên kết các bông cặn nhỏ thành các bông cặn có kích thước lớn. Motor cánh khuấy được điều chỉnh ở tốc độ thích hợp để phản ứng tạo bông diễn ra và tránh làm vỡ các bông cặn. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng.

Bể lắng I:

Tại đây các bông bùn có kích thước lớn dễ dàng lắng xuống dưới đáy bể nhờ tác dụng của trọng lực. Do tỷ trọng của pha rắn (bùn hoạt tính) lớn hơn pha lỏng (nước sạch) nên khi để “tĩnh” một khoảng thời gian đủ lớn thì hầu như toàn bộ pha rắn sẽ tách ra khỏi pha lỏng. Phần nước trong sẽ được chảy sang bể sinh học kỵ khí, còn phần bùn cặn được đưa sang bể chứa bùn.

Bể sinh học kỵ khí UASB:

Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +….

Trong bể phản ứng UASB có bộ phận tách 03 pha: khí biogas, nước thải và bùn kỵ khí. Khí biogas được hệ thống thu gom dùng cho hoạt động riêng của cơ sở. Bùn kỵ khí được tách ra và đưa về bể chứa bùn. Nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang bể Aerotank. Hiệu suất xử lý tối thiểu của bể UASB tính theo COD đạt 70%-80%.

Bể sinh học hiếu khí Aerotank:

Là bể đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải. Nước thải mỹ phẩm sau khi đã được xử lý sơ bộ còn chứa phần lớn các chất hữu cơ ở dạng hòa tan cùng các chất lơ lửng (có thể là các chất hữu cơ chưa phải là dạng hòa tan). Các chất lơ lửng làm nơi vi khuẩn bám vào để cư trú, sinh sản và phát triển, dần thành các hạt cặn bông.

Bể hiếu khí có vai trò xử lý BOD có trong nguồn nước. Quá trình này là quá trình sinh trưởng hiếu khí, chuyển hoá các hợp chất hữu cơ tan có trong nguồn nước thành bùn hoạt tính (activated sludge) tồn tại ở dạng pha rắn, gồm 2 quá trình xử lý:

Dùng vi sinh vật hiếu khí kết hợp với oxy để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ tan có trong nước thành tế bào vi sinh vật mới (sinh tổng hợp tế bào). Quá trình được mô tả chi tiết bằng phương trình sau:

C18H19O9N + 0,74NH3 +8,8O2 => 1,74C5H7NO2 + 9,3CO2­ + 4,52H2O

Dùng oxy trong không khí để oxy hoá các hợp chất hữu cơ tan có trong nguồn nước để chuyển hoá thành các hợp chất khí (chủ yếu là CO2) và các thành phần khác. Ngoài ra lượng oxy dư còn được dùng để chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ (chủ yếu là NH4+) thành NO2 và NO3.Quá trình được mô tả chỉ tiết bằng phương trình sau:

C18H19O9N + 19,5O2 => 18CO2­ + 9H2O + H+ + NO3

Quá trình xử lý này chủ yếu sử dụng các chủng vi sinh vật như: chủng VSV Nitrosomonas, Nitrobacter.

Bên trong bể hiếu khí có lắp đặt các đĩa khí tinh. Dưới tác dụng của máy thổi khí, dựa vào van điều chỉnh lưu lượng khí của ngăn xử lý sẽ cung cấp lượng khí tinh phù hợp.

Bể lắng II.

Sau giai đoạn xử lý sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến bể lắng. Bể lắng sinh học là bể lắng đứng, một lượng bùn lớn lắng ở bể lắng sinh học (sinh khối của vi sinh vật). Một phần bùn được được bơm bùn tuần hoàn bơm về bể thiếu khí Anoxic để bổ sung vi sinh. Phần bùn dư được đưa về bể chứa bùn để xử lý theo quy định. Nước trong sẽ chảy tràn qua máng thu nước về bể khử trùng.

Bồn lọc áp lực:

Nước thải mỹ phẩm được bơm áp lực lên tháp lọc áp lực. Bồn lọc áp lực sử dụng vật liệu lọc bằng cát thạch anh và than hoạt tính.

Trong quá trình lọc, phần cặn lơ lửng còn sót lại không lắng được triệt để sẽ được giữ lại trên lớp vật liệu lọc, đồng thời giảm được một phần độ màu có trong nước thải, làm trong nước thải. Trong quá trình vận hành định kỳ phải rửa ngược để đảm bảo cột lọc hoạt động hiệu quả. Nước rửa ngược lại được dẫn về hố thu gom để xử lý lại. Vật liệu lọc được thay định kỳ 6 tháng/lần và được thuê đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.

Bể khử trùng:

Nước thải sau khi xử lý qua bồn lọc áp lực được bơm sang bể khử trùng để loại bỏ vi khuẩn gây hại bằng dung dịch Javen.

Nước thải mỹ phẩm sau xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT thải vào nguồn tiếp nhận.

hệ thống xử lý nước thải giặt ủi

Với kinh nghiệm và năng lực của mình, Hưng Phương luôn có những phương án phù hợp nhất để xử lý nước thải mỹ phẩm cho doanh nghiệp của bạn. Liên hệ ngay hotline 0904000226 để được tư vấn miễn phí. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *