NƯỚC THẢI GIẶT ỦI VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ

Giặt ủi công nghiệp là dịch vụ làm sạch đồ giặt cho bệnh viện, khách sạn, spa, phòng gym,…. Bảo vệ môi trường là điều kiện thiết yếu để các cơ sở giặt ủi được đi vào hoạt động. Vấn đề ô nhiễm chính của ngành công nghiệp giặt là nước thải. Xử lý nước thải giặt ủi đạt quy chuẩn là bài toán kinh tế được nhiều doanh nghiệp giặt ủi quan tâm. Bài viết này, Công ty Hưng Phương sẽ cùng bạn tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải giặt ủi.

Xử lý nước thải giặt ủi 1

Nước thải giặc ủi có tính chất như thế nào?

Nhu cầu sử dụng nước của các cơ sở giặt ủi công nghiệp khoảng 15l cho 1 kg quần áo. (Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Ciabatti I, Cesaro F, Faralli L, Fatarella E, Tognotti F đăng trên tạp chí Elsevier)

Ngành giặt ủi sử dụng xà phòng, sô đa, các chất tẩy, khử trùng để loại bỏ dầu mỡ, vết bẩn,… Nước thải ngành này có pH cao, các chất giặt tẩy, sợi vải lơ lửng, độ màu, tổng chất rắn. Ngoài ra còn có hàm lượng chất hữu cơ khó hòa tan cao, các chất hoạt động bề mặt. Ngoài ra, nước thải giặt ủi đồ y tế còn chứa dịch máu mủ, vi khuẩn và mầm bệnh.

Tính chất đặc trưng của nước thải giặt ủi

Thông số Đơn vị Giặt ủi công nghiệp Giặt ủi tại bênh viện
pH 9 – 11 11,4 – 11,6
TDS mg / L 420 456-800
TSS mg / L 228,6 – 460 66-71
Độ đục NTU 40-150 87,9
Phốt phát mg / L 3,43 10,8-167
BOD5 mg / L 218-9810 44-50
COD mg / L 80-212.000 477-876

 (Nguồn: Omolara Lade* và Zainab Gbagba (2018), Sustainable water supply: Potential of recycling laundry wastewater for domestic use)

Làm thế nào để xử lý nước thải giặc ủi đạt chuẩn?

Nước thải ngành giặt ủi mang tính kiềm. Để xử lý loại nước thải này cần chú trọng đến việc xử lý các chỉ tiêu độ màu, TSS, COD, BOD5. Vì vậy, khi xây dựng quy trình công nghệ xử lý nước thải giặt ủi cần quan tâm đến các yếu tố sau:

  • Loại bỏ tính kiềm, chất rắn lơ lửng, độ màu, độ đục, chất hữu cơ trong nước thải.
  • Nước thải chứa nhiều hóa chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt nên nồng độ COD, BODcao.
  • Chất tẩy rửa tổng hợp chứa gốc hyđrocabon phân nhánh hoặc vòng thơm nên vi sinh vật khó phân hủy.
  • Đối với các cơ sở giặt đồ y tế phải chú ý đến việc loại bỏ các vi khuẩn và mầm bệnh trong nước thải.

Từ các yếu tố trên, Công ty Hưng Phương xin giới thiệu công nghệ hóa lý để xử lý nước thải giặt ủi.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải giặt ủi:

Xử lý nước thải giặt ủi 2

Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải giặt ủi

Nước thải được thu gom về ngăn tách rác để loại bỏ các CTR có kích thước lớn. Sau đó, nước thải được đưa về Bể điều hòa.

Bể điều hoà:

Chức năng của bể điều hòa là điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Từ bể điều hòa nước thải được dẫn về Bể cân bằng.

Bể cân bằng:

Chất cân bằng pH được châm vào nhằm duy trì pH đạt giá trị tối ưu (7-7,5) cho quá trình keo tụ, tạo bông. Nước thải từ Bể cân bằng được dẫn về Bể keo tụ.

Bể keo tụ:

Bể keo tụ có chức năng keo tụ nồng độ chất bẩn lại với nhau bằng cách châm hóa chất PAC nồng độ 10%. Chất keo tụ PAC được đưa vào nước thải bằng bơm định lượng. Hệ thống khuấy trộn trong bể giúp PAC hòa tan trong nước. Các hạt keo được tạo thành có tác dụng liên kết các hợp chất keo tụ và các chất lơ lửng, loại bỏ chất hữu cơ, vi khuẩn, virus. PAC có khả năng loại bỏ hoàn toàn các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan cùng các kim loại nặng.

Bể tạo bông:

Sau khi qua quá trình keo tụ, nước thải được dẫn đến bể tạo bông. Tại bể tạo bông, dung dịch polymer được thêm vào. Polymer tạo cầu nối các cặn nhỏ sinh ra ở quá trình keo tụ thành các bông bùn có kích thước lớn, dễ loại bỏ ra khỏi nước thải. Motor khuấy được trang bị nhằm tăng hiệu quả xử lý cho quá trình tạo bông. Sau đó nước thải được dẫn qua bể lắng.

Bể lắng:

Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích lắng bông bùn bằng phương pháp lắng trọng lực. Nước thải được đưa vào ống lắng trung tâm. Dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng các bông bùn lắng xuống đáy. Phần nước được thu gom qua máng răng cưa chảy vể bể trung gian – khử trùng. Bùn sẽ được thu về bể chứa bùn.

Bể trung gian – khử trùng:

Tại đây nước thải được châm hóa chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật gây hại.

Hệ thống lọc áp lực:

Sau khi bể trung gian – khử trùng, nước thải được bơm về hệ thống lọc áp lực. Công đoạn lọc áp lực nhằm loại bỏ các cặn lơ lửng còn sót trong nước thải.

Bể chứa bùn:

Bể này dùng để chứa bùn từ quá trình keo tụ – tạo bông. Bùn sẽ được bơm từ bể lắng về bể chứa bùn. Bùn thải định kỳ được vận chuyển bằng xe hút bùn. Phần nước bề mặt sẽ được thu gom và tuần hoàn về bể điều hòa để xử lý.

Nước sau khi qua bồn lọc áp lực đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Xử lý nước thải giặt ủi 3

Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải giặt ủi:

Ưu điểm:

– Chi phí đầu tư xây dựng thấp.

– Thích hợp với phần lớn các loại hình giặt ủi.

– Đơn giản, an toàn, dễ vận hành. Công nghệ thiết kế phù hợp với việc mở rộng, nâng công suất khi có nhu cầu.

Nhược điểm:

– Tốn chi phí mua hóa chất.

Trên đây là bài viết tổng quan xử lý nước thải ngành giặt ủi. Công nghệ trên đây đã được Chúng tôi xây dựng và lắp đặt cho nhiều cơ sở giặt ủi công nghiệp trên cả nước. Quý bạn đọc có nhu cầu được tư vấn phương án xử lý nước thải cho cơ sở giặt ủi hãy lòng liên hệ số 0904.00.226 để được tư vấn.

Xử lý nước thải giặt ủi 4

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *