XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN BỘT CÁ

Bột cá là loại thành phẩm được chế biến từ cá nguyên con và phế thải ngành chế biến cá (đầu, xương,…) để làm thức ăn trong chăn nuôi. Đây là ngành công nghiệp phát sinh ra lượng nước thải có đặc tính ô nhiễm cao. Nước thải chế biến bột cá cần được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Công ty Hưng Phương sở hữu dây chuyền công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá tiến tiến nhất hiện nay. Nước thải chế biến bột cá sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải. Công nghệ xử lý hiện đại, tính tự động hóa cao, chi phí nhân công và vận hành thấp. Thời gian thi công và lắp đặt nhanh chóng.

nước thải chế biến bột cá

Đặc điểm của nước thải chế biến bột cá.

Các công đoạn chế biến bột cá hầu như không phát sinh nước thải. Nước thải chế biến bột cá chủ yếu phát sinh từ việc vệ sinh dụng cụ, máy móc, thiết bị; hệ thống nước làm mát.

Nước thải chế biến bột cá chứa thành phần là TSS, BOD5, COD, Amoni, tổng N, tổng P, Sunfua, Clo dư, dầu mỡ, Coliforms. Do đó, nước thải nếu không được thu gom xử lý sẽ gây ô nhiễm cho môi trường nhà máy, gây ra mùi hôi thối khó chịu trong nhà máy, khu vực xung quanh và gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận nước thải. Do vậy, nước thải chế biến bột cá cần thu gom xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT.

Công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến bột cá

sơ đồ xử lý nước thải chế biến bột cá

Quy trình xử lý nước thải chế biến bột cá

Hố thu gom

Nước thải chế biến bột cá được thu gom tập trung về hố gom. Tại đây, nước thải được bơm lên thiết bị lược rác tinh để lọc rác trước khi đổ qua bể điều hòa điều hòa.
Bể điều hòa

Tại đây, nước thải chế biến bột cá được điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm nhằm tạo độ ổn định các công trình phía sau.

Tại bể điều hòa có lắp đặt 02 máy khuấy chìm hoạt động luân phiên theo thời gian, và 2 bơm chìm bơm nước thải qua thiết bị trộn tỉnh. Hóa chất keo tụ PAC được châm bằng hệ thống bơm định lượng hóa chất và khuấy trộn đều vào nước thải bằng motor khuấy. Dưới tác dụng của PAC, các chất lơ lửng trong nước được keo tụ thành các bông cặn trước khi vào bể tạo bông.
Bể tạo bông
Tại bể tạo bông, hóa chất polymer A cũng được châm và khuấy trộn đều vào nước bằng hệ thống bơm định lượng và motor khuấy trộn. Nước thải chế biến bột cá từ bể tạo bông sẽ được đưa đến Bể tuyển nổi.
Bể tuyển nổi siêu nông
Các bông cặn có trong nước thải sẽ bị tách nhờ áp lực từ bồn áp lực thổi vào các bông cặn sẽ nổi lên và được hệ thống gạt bùn thu gom về bể chứa bùn.
Phần nước trong được dẫn sang Bể lọc sinh học kỵ khí.
Bể sinh học kỵ khí
Tại bể kỵ khí, các chất hữu cơ được phân hủy trong điều kiện kỵ khí bằng các vi sinh vật trong môi trường mà không cần sự có mặt của oxi không khí. Sản phẩm cuối cùng tạo ra gồm các khí CH4, CO2, N2, H2,…, trong đó CH4 chiếm đến 65%.
Quá trình này còn có thể gọi là quá trình lên men metan.
Nước thải được phân phối từ dưới lên lọc qua màng lọc hình thành từ vi sinh vật kỵ khí có trong nước thải. Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi các vi sinh vật thành bùn cặn. Tại đây, phan rắn lỏng khí sẽ được tách ra bằng hệ thống tách pha bố trí trên bể. Qua đó các khí sẽ bay lên, bùn rơi xuống đáy bể và phần nước sẽ theo máng lắng chảy qua bể lắng sinh học.
Bể lắng sinh học 
Tại bể lắng sinh học, bùn được lắng xuống đáy bể nước thải trước khi cho dẫn qua bể sinh học thiếu khí. Bùn sinh học được bơm qua bể chứa bùn.
Bể sinh học thiếu khí
Trong điều kiện thiếu khí, vi sinh vật tác động đến các acid béo bay hơi sẵn có trong nước thải để giải phóng photpho, nitơ. Do tính chất nước thải sinh hoạt có hàm lượng N, P cao, trong quá trình xử lý sinh học chỉ một phần N, P bị loại bỏ. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ khử các chất bẩn hữu cơ dạng hydrocarbon (COD, BOD), hệ thống cần phải xử lý N, P.
Quá trình xử lý N hữu cơ trong nước thải sẽ được tiến hành theo 2 giai đoạn: Nitrification và De-Nitrification. Trong đó, quá trình Nitrification là quá trình oxy hóa N hữu cơ thành NO3- theo quá trình phản ứng như sau:

chế biến bột cá

Quá trình oxy hóa hợp chất chứa N xảy ra trong điều kiện dư oxy. Kết quả là toàn bộ N hữu cơ trong nước thải sẽ được chuyển về dạng NO3-, hàm lượng N tổng không thay đổi. Trong khi đó, quá trình De-nitrification là quá trình khử N-NO3, chuyển thành N2 tự do theo quá trình phản ứng như sau:

nước thải chế biến bột cá
Trong điều kiện thiếu oxy, vi sinh khử N sẽ lấy oxy trong các oxit nitơ để thực hiện việc phân hủy chất hữu cơ. Kết quả là NO3- sẽ bị khử thành N2 tự do, và giải phóng ra ngoài không khí, hàm lượng tổng N trong nước thải sẽ giảm. Quá trình khử P sẽ xảy ra đồng thời với quá trình khử N, hydrocarbon, và chúng sẽ bị loại bỏ theo bùn dư. Quá trình xáo trộn dòng nước luôn xảy ra nhờ hệ thống máy khuấy chìm và bơm đảo chiều nhằm tạo ra môi trường thiếu khí liên tục trong bể. Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn qua trình xử lý sinh học tiếp theo là Bể MBBR.
Bể MBBR

Bể MBBR có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất Nitơ, Phospho còn lại trong nước thải. Trong bể MBBR, bố trí các giá thể vi sinh bằng nhựa HDPE dạng lơ lửng để cho các vi sinh vật bám vào và phát triển, tăng hiệu quả xử lý sinh học. Trong suốt quá trình phản ứng, các vật liệu luôn lơ lửng và xáo trộn liên tục. Vi sinh vật bám dính và phát triển trên bề mặt giá thể sẽ phân giải các chất hữu cơ và chuyển hóa thành sinh khối. Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O, NO3-, PO43-, SO42- và sinh khối, làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.
Sau khi qua bể MBBR, nước thải chế biến bột cá được dẫn sang công trình xử lý sinh học thứ 3 Bể sinh học hiếu khí.
Bể sinh học hiếu khí
Tại đây là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình Nitrat hoá trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng 02 máy thổi khí hoạt động luân phiên. Các máy thổi khí lúc nào cũng ở trạng thái 1 máy chạy và 1 máy nghỉ. Quá trình Nitrate hóa sẽ oxy hóa các hợp chất chứa Nitơ, bao gồm quá trình Ammonia thành Nitrite và sau đó là oxy hóa Nitrite thành Nitrate. Quá trình Nitrate hóa ammonia có sự tham gia của vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:

Bước 1: Vi sinh vật Nitrosomonas sẽ chuyển hóa amonium thành Nitrite:

NH4+ + 1,5 O2 --> NO2- + 2H+ + H2O

Bước 2: Vi sinh vật Nitrobacter chuyển hóa nitrite thành nitrate:

NO2- +0,5 O2 --> NO3-

Trong môi trường hiếu khí các vi sinh vật chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải sinh khối, khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:

VSV + C5HNO2 (chất hữu cơ) + 5O2 --> 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới

Trong điều kiện khí được cung cấp liên tục vào bể (DO>2mg/l) vi sinh vật sinh trưởng và phát triển mạnh tạo thành các màng vi sinh vật có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và màu của nước thải. Sau đó, hỗn hợp nước thải chứa bùn này chảy đến bể lắng.
Bể lắng bùn sinh học

Tại bể lắng sinh học, bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Một phần bùn hoạt tính sẽ được bơm hồi lưu trở lại bể thiếu khí, bể MBBR và một phần bùn được bơm qua bể chứa bùn.
Nước sau khi lắng sinh học được dẫn qua thiết bị khử trùng có châm chlorine diệt các loại vi khuẩn gây bệnh.

Nước thải chế biến bột cá sau xử lý đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản.

Bể chứa bùn

Tại bể chứa bùn, bùn sẽ được đưa vào máy ép bùn để tiến hành tách nước làm giảm độ ẩm và thể tích của bùn. Bùn khô sau khi ép tách nước được thu gom đúng quy định. Nước tách bùn được đưa về bể điều hoà.

nước thải chế biến bột cá

Đối với nước thải chế biến bột cá của từng doanh nghiệp sản xuất, Hưng Phương luôn có phương án xử lý phù hợp nhất. Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ hotline: 0904 000 226.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *