HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT BÚN – CÔNG NGHỆ TỐT NHẤT

Từ lâu bún đã trở thành một loại thực phẩm không thể thiếu trong tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Các cơ sở sản xuất bún ngày càng phát triển về công nghệ, quy trình để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất bún phát sinh ra lượng lớn nước thải có nồng độ ô nhiễm cao gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nước thải sản xuất bún đạt tiêu chuẩn BTNMT là nghĩa vụ bắt buộc đối với các cơ sở. Vậy làm thế nào để xử lý loại nước thải này. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Hưng Phương nhé.

Xử lý nước thải sản xuất bún

Nguồn gốc phát sinh của nước thải sản xuất bún.

Tại các cơ sở sản xuất bún nước thải phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn sau đây:

  • Từ công đoạn sản xuất bún như: vo, ngâm, tách bột sau ủ chua, vắt bún và làm chín, bắt bún và làm lạnh.
  • Từ việc vệ sinh dụng cụ làm bún và nhà xưởng.

nước thải sản xuất bún

Theo tài liệu hướng dẫn các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề chế biến nông sản thực phẩm sạch, năm 2004, định mức nước thải cho 1 tấn bún thành phẩm khoảng 10 m3. Trong đó:

  • Nước thải từ công đoạn vo gạo: 3m3
  • Nước thải từ công đoạn ngâm gạo: 0,95m3.
  • Nước thải từ công đoạn tách bột sau ủ chua: 2,6m3.
  • Từ công đoạn làm chín: 0,5 m3.
  • Nước thải từ Công đoạn làm lạnh: 1,5 m3.
  • Từ hoạt động vệ sinh máy móc, nhà xưởng: 1,5 m3

Tính chất của nước thải sản xuất bún:

Nước thải sản xuất bún thường chứa hàm lượng cặn, tinh bột BOD, COD, N, P cao, các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây hại. Các chất hữu cơ trong nước thải này dễ phân hủy gây mùi chua, hôi thúi.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún

Tính chất nước thải sản xuất bún

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún.

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún

 

Phương pháp xử lý nước thải sản xuất bún.

Thành phần chủ yếu của nước thải sản bún là tinh bột, các chất hữu cơ dễ phân hủy do đó phương pháp xử lý sinh học là phương pháp hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất này.

Bản chất của phương pháo xử lý sinh học là quá trình phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất bún thông qua hoạt động của vi sinh vật . Để quá trình phân hủy đạt hiệu quả cao cần cung cấp dinh dưỡng, môi trường thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật.

Phương pháp xử lý sinh học được dùng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số thành phần ô nhiễm vô cơ khác như Nito, amoni, H2S…Phương pháp dựa trên hoạt động vi sinh vật, vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn và phát triển.

Xử lý nước thải sản xuất bún bằng công nghệ xử lý sinh học chia thành 2 phương pháp:

Phương pháp Xử lý sinh học hiếu khí: Gồm xử lý theo phương pháp sinh trưởng dính bám và sinh trưởng lơ lửng. Công nghệ được ưa chuộng nhất là aerotank. Qúa trình xử lý sinh học hiếu khí trong nước gồm 3 giai đoạn, đó là oxy hóa các chất hữu cơ, tổng hợp tế bào mới và phân hủy nội bào. Các quá trình xử lý sinh học hiếu khí có thể xảy ra ở điều kiện tự nhiên hoặc nhân tạo.

Phương pháp Xử lý sinh học kỵ khí: Nhiều nhóm vi khuẩn tham gia vào quá trình xử lý nước thải sản xuất bún bằng phương pháp sinh học kỵ khí. Các giai đoạn phân hủy như vi khuẩn thủy phân, vi khuẩn lên men acid, vi khuẩn axetic và cuối cùng là vi khuẩn metan.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kỵ khí bao gồm pH và nhiệt độ của nước thải, ảnh hưởng mạnh đến quá trình biến đổi sinh học của vi sinh vật và đặc tính nhiệt động học các phản ứng xảy ra trong môi trường kỵ khí. Ngoài ra, chất dinh dưỡng, độc tính của H2S, NH3…các kim loại nặng gây ức chế hoạt động của vi sinh vật kỵ khí.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún đạt chuẩn

Nước thải sản xuất bún được thu gom về hầm biogas để xử lý đầu tiên.

Hầm ủ biogas xử lý các hợp chất hữu cơ nồng độ cao, giảm bớt áp lực cho công trình xử lý phía sau. Sả phẩm khí sinh ra được thu hồi làm nhiên liệu đốt. Nước thải sau đó được đưa về bể điều hòa để điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải. Tại bể điều hòa có hệ thống sục khí,nhằm xáo trộn đều nước thải cũng như tránh tình trạng phân hủy kỵ khí diễn ra trong bể điều hòa. Nước thải sinh hoạt sau hầm tụ hoại cũng được dẫn về bể điều hòa trộn chung cùng với nước thải sản xuất bún để xử lý.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các công trình xử lý phía sau. Nước sau bể điều hòa được dẫn vào bể sinh học thiếu khí để loại bỏ Nito nhờ quá trình khử Nitrate, bể thiếu khí hay còn gọi là anoxic còn có chức năng loại bỏ một phần COD và BOD. Tại bể anoxic có trang bị hệ thống khuấy trộn với tốc độ chậm, đảm bảo điều kiện tối ưu cho vi sinh vật tùy nghi phát triển. Nước thải sản xuất bún tiếp tục được cho qua bể sinh học hiếu khí aerotank.

Bể anoxic

Tại bể Bể anoxic diễn ra quá trình Nitrat hóa và Photphorit để khử nito, photpho trong nước thải. Quá trình nitrat hóa được thực hiện bởi 2 chủng vi sinh vật là Nitrosomonas và Nitrobacter. Amoni sẽ được chuyển thành N2 và thoát ra ngoài môi trường, từ đó giảm Nitơ trong nước thải. Quá trình Photphorit với sự tham gia của chủng vi sinh vật Acinetobacter. Cụ  thể như sau:

Quá trình phản ứng Nitrat được mô tả bằng phương trình:

NH3 → NO3 → NO2 → NO → N2O → N2 (gas)

Quá trình phản ứng Photphorit được mô tả như sau:

PO4-3 Microorganism (PO4-3)salt => sludge

Bể Aerotank:

Tại bể Aerotank chứa các vi sinh vật hiếu khí sẽ hoạt động trong môi trường được cung cấp oxy liên tục. Các vi sinh vật này phân hủy chất thải và xử lý toàn bộ COD và BOD còn lại trong nước thải.

Đồng thời các vi sinh vật cũng sử dụng các chất dinh dưỡng N, P… để tổng hợp CO2, H2O và giải phóng năng lượng.

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí, vi sinh tồn tại tại và sinh trưởng ở trạng thái lơ lửng. Qúa trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn vi sinh trong trạng thái được sục khí liên tục. Mục đích của việc sục khí là nhằm đảm bảo cung cấp oxy liên tục cho vi sinh vật hoạt động và đảm bảo bùn hoạt tính luôn ở trạng thái lơ lửng. Tuy nhiên, để tránh tính trạng sục khí quá mạnh làm vỡ các bông bùn, cần tính toán chính xác cường độ và lượng khí cấp vào hệ thống

Bể lắng:

Từ bể Aerotank, nước thải được đưa qua Bể lắng 2. Dưới tác dụng của trọng lực, bùn hoạt tính được lắng xuống. Phần nước sạch chảy vể bể Khử trùng. Bùn sẽ được tuần hoàn về bể sinh học để duy trì nồng độ bùn sinh học tại bể. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn.

Bể khử trùng: 

Tại bể Khử trùng, nước thải được châm hóa chất khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có trong nước thải.

Nước thải sản xuất bún sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún
Hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún

Trên đây là một trong các công nghệ xử lý nước thải sản xuất bún của Hưng Phương đã hoạt động rất ổn định và hiệu quả. Toàn bộ máy móc, thiết bị hiện đại, được lựa chọn từ các nhà cung cấp có uy tín. Chất lượng nước thải đầu ra cam kết đạt quy chuẩn của BTNMT. 

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, lắp đặt, cải tạo hệ thống xử lý nước thải sản xuất bún liên hệ ngay cho Chúng tôi theo thông tin dưới đây:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ KỸ THUẬT HƯNG PHƯƠNG
♦ 229 Tôn Đức Thắng, Phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
♦ 0905.29.55.86
♦ Email: hungphuongdng@gmail.com
♦ Website: hungphuong.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *